
1. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam. Nơi đây hiện có hơn 100 nghệ nhân tài hoa, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất kinh doanh gốm sứ.
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội được làm hoàn toàn thủ công với những màu men đặc trưng như: lam, nâu, rạn, xanh ngọc, xanh coban. Sản phẩm nơi đây đa dạng về chủng loại từ đồ thờ cúng, đồ gia dụng đến các sản phẩm trang trí mỹ nghệ. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình câu chuyện riêng và là niềm tự hào của người thợ gốm.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Thời nhà Lý: Xưởng sản xuất gốm của các thợ gốm Thanh Hóa được chuyển về đây.
- Thời nhà Trần: Làng gốm Bát Tràng trở thành trung tâm chế tác gốm sứ lớn nhất miền Bắc.
- Thời nhà Lê: Nghề gốm Bát Tràng đạt đến đỉnh cao phát triển, sản xuất nhiều loại đồ thờ cúng, đồ gia dụng tinh xảo.
- Thời nhà Nguyễn: Nghề gốm Bát Tràng vẫn được tiếp tục phát triển nhưng sản lượng không còn nhiều.
- Hiện nay: Làng gốm Bát Tràng đã được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
3. Di chuyển đến làng gốm Bát Tràng bằng những cách nào?
Làng gốm tọa lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km và sân bay Nội Bài 40km. Vì vậy nên việc đi lại và tham quan làng gốm không quá khó khăn. Để đến đây du khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc phương tiện công cộng như xe bus, tàu.
Nếu di chuyển bằng xe bus: Bạn có thể bắt xe bus đến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt tuyến 47 để đến làng gốm.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo các tuyến đường để đến cầu Chương Dương (hoặc cầu Vĩnh Tuy). Sau đó tiếp tục đi men theo đê sông Hồng để đến làng gốm.
4. Một số việc bạn nhất định phải làm khi đến làng gốm Bát Tràng

Tham quan các xưởng gốm
- Đây là hoạt động đầu tiên bạn nên trải nghiệm khi đến Bát Tràng. Tại các xưởng gốm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm gốm truyền thống từ A – Z. Bắt đầu từ công đoạn nhào nặn đất sét, tạo hình sản phẩm trên bàn xoay, đến các kỹ thuật tráng men và nung gốm trong lò ở nhiệt độ cao.
- Đặc biệt, bạn có thể quan sát các nghệ nhân lành nghề thực hiện những động tác điêu luyện, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nhiều xưởng còn cho phép du khách chụp ảnh miễn phí để lưu giữ kỷ niệm.
Trải nghiệm công việc làm gốm
Không chỉ được xem, bạn còn có cơ hội trực tiếp thử làm gốm. Các lớp học làm gốm ngắn dài khoảng 30 – 60 phút với giá khoảng 20.000 – 50.000VNĐ/người. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân bạn sẽ học cách:
- Nhào nặn đất sét đúng kỹ thuật
- Sử dụng bàn xoay gốm để tạo hình cho sản phẩm gốm của mình
- Khéo léo chỉnh độ dày mỏng của sản phẩm
- Trang trí và vẽ họa tiết trên gốm
Sau khi hoàn thành, sản phẩm sẽ được nung và bạn có thể mang về làm kỷ niệm.
Thưởng thức ẩm thực nơi đây
Sau khi tham quan và trải nghiệm việc làm gốm chắc chắn bụng các bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đói phải không? Lúc này, bạn chỉ cần đi dọc theo các con phố ở chợ gốm Bát Tràng và có thể dễ dàng tìm thấy nhiều quán ăn với các món ăn đặc trưng có giá cả phải chăng. Du khách nên thử kết hợp nhiều món để cảm nhận đầy đủ hương vị ẩm thực Bát Tràng. Một số món ăn nổi tiếng tại đây như:
- Bánh tẻ nóng: Bánh được làm từ gạo tẻ xay nhuyễn với nhân thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương ăn kèm nước mắm chua ngọt. Giá khoảng 5.000-10.000đ/chiếc.
- Bánh sắn nướng: Vỏ bánh giòn rụm, thơm mùi nướng được nướng trực tiếp trên than hồng. Giá 15.000-20.000đ/cái.
- Món đặc sản Canh măng mực: Măng giòn, mực dai ngọt cực kỳ hấp dẫn.