
Hồng sâm là một loại dược liệu quý hiếm có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng hồng sâm và liều lượng dùng mỗi ngày sao cho đúng, sao cho hiệu quả nhất là thắc mắc của rất nhiều người.
1. Vài nét về hồng sâm – thảo dược quý giá từ thiên nhiên
Có phải bạn đang thắc mắc hồng sâm và nhân sâm khác nhau hay giống nhau phải không? Câu trả lời là hồng sâm là một chế phẩm bào chế biến từ củ nhân sâm. Nhưng không phải nhân sâm nào cũng có thể bào chế ra được hồng sâm, chỉ có những củ sâm đủ 6 năm tuổi và phải là những củ tươi, tròn, to nhất mới đạt đủ yêu cầu để làm thành hồng sâm.
Hồng sâm thường được làm từ một loại nhân sâm tươi Hàn Quốc qua quá trình sơ chế và phơi khô, giúp giữ lại nhiều dưỡng chất quý giá trong củ sâm. Người ta chỉ thu hoạch khi hồng sâm có phần ruột và da màu đỏ hoặc màu nâu vàng đậm.
2. Công dụng của hồng sâm đối với sức khỏe
- Cải thiện chức năng sinh lý ở cả nam và nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kì mãn kinh.
- Giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe tim mạch giúp ngăn ngừa một số bệnh về tim như hở van tim, nhồi máu cơ tim,...
- Cải thiện khả năng lưu thông máu, chống oxy hóa.
- Giảm mệt mỏi, tăng cường miễn dịch.
- Đặc biệt, hồng sâm hỗ trợ quá trình điều trị ung thư do thành phần Saponin đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
3. Nên sử dụng hồng sâm mỗi ngày không?
Việc sử dụng hồng sâm mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cũng cần phải sử dụng đúng cách và liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng hồng sâm hàng ngày:
Thông thường, liều dùng hồng sâm từ 1-2 g/ngày là hợp lý đối với người trưởng thành, tương đương với khoảng 1-2 viên hồng sâm mỗi ngày (tùy theo dạng sản phẩm). Tuy nhiên, liều lượng có thể thay đổi tùy vào từng sản phẩm và tình trạng sức khỏe của từng người.
4. Những ai không nên sử dụng?
- Người bị bệnh tăng huyết áp: Hồng sâm có thể làm tăng huyết áp, vì vậy những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc đang điều trị huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Việc sử dụng hồng sâm không đúng cách có thể làm tình trạng huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh sử dụng hồng sâm, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Các thành phần trong hồng sâm có thể gây ra các phản ứng không mong muốn đối với thai nhi hoặc em bé.
- Người bị lao phổi, ho ra máu, giãn phế quản: Theo Đông y, những bệnh này thường làm sốt nhẹ, ho có đờm lẫn máu gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cách điều trị cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Do hồng sâm làm thương âm, động hỏa nên tình trạng ra máu càng nặng thêm.
- Người bị cảm mạo phát sốt: Người bị cảm mạo sẽ có triệu chứng ngoại cảm. Để trừ ngoại tà nên trị liệu bằng cách lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu. Do hồng sâm bổ khí, ngoại tà không thể phát tiết ra ngoài được do bị lưu trệ trong cơ thể, ảnh hưởng tới kết quả trị liệu, làm kéo dài bệnh tình.
- Người bị viêm dạ dày, ruột cấp tính: Với những bệnh thuộc thấp nhiệt tích trệ, phương pháp trị liệu là cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi dùng hồng sâm.